Rửng Quốc Gia Phú Quốc còn gọi là Vườn Quốc Gia Phú Quốc nằm ở phía đông đảo Phú Quốc thuộc các xã Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là rừng lớn nhất Nam Bộ còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh.
Nói đến đảo Phú Quốc, là du khách nghĩ ngay đến một hòn đảo nằm ở phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang với một quần thể các thắng cảnh, di tích lịch sử, trong đó có Vườn Quốc gia Phú Quốc – một địa chỉ hấp dẫn mà du khách không thể không ghé thăm mỗi dịp ra đảo.
Từ thị trấn Dương Đông (Phú Quốc), theo tuyến đường Dương Đông – Hàm Ninh, du khách sẽ tới xã Hàm Ninh. Từ đây, đi ngược lên phía bắc đảo khoảng 10km, du khách sẽ tới Rừng Quốc gia Phú Quốc.
Với tổng diện tích trên 31.422ha, Vườn Quốc gia Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng, đó là: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha) và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học (33ha).
Hệ thực vật ở Rừng Quốc gia Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…).
Rừng quốc gia Phú Quốc
Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…
Phần biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh trong nước biển. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, Khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)…
Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú Quốc đang được bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Đến với Rừng Quốc gia Phú Quốc, du khách đã đến với môi trường du lịch sinh thái hấp dẫn. Du khách sẽ có dịp được tham gia tour du lịch trong vòng 4 tiếng đồng hồ để chinh phục và khám phá đỉnh Núi Chúa ở độ cao 565m – được coi là nóc nhà của Phú Quốc, trên dãy núi Hàm Ninh. Đứng trên đỉnh Núi Chúa, du khách có thể cảm nhận niềm vui chiến thắng và ngắm nhìn không gian mênh mông, bao la và rộng lớn; khung cảnh đầy thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên. Từ đây nhìn xuống, Vườn Quốc gia trông giống như một bức tranh thủy mặc: pha lẫn trong màu xanh sẫm của lá rừng, màu xanh ngọc lam của đại dương là những sắc hồng, sắc tím của các loài hoa sim, hoa mua, đặc biệt là sắc màu đỏ tươi của loài hoa hải đường – một loài hoa đặc trưng ở Phú Quốc.
Bên cạnh đó, Vườn còn được tô điểm bởi màu trắng thiên thanh, đầy tinh khiết của những dòng suối nổi tiếng bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như: suối Tranh, suối Đá Bàn và suối Đá Ngọn… Trong đó, ấn tượng và hấp dẫn du khách nhất có lẽ là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi có dòng suối Đá Ngọn với ngọn thác cao 7 tầng chảy suốt ngày đêm không mỏi.
Tại đây, ngoài việc du khách được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đắm mình dưới làn nước biển trong xanh tại các bãi biển đẹp và hoang sơ như: bãi Dương, bãi Thơm, hay ngả lưng trên những tảng đá bằng phẳng để lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo gọi bầy và tận hưởng hương thơm thoang thoảng của loài lan rừng ven suối…, du khách còn có thể du ngoạn, cắm trại, câu cá và thưởng thức các đặc sản nơi đây như: rượu sim rừng Phú Quốc, còi biên mai nướng, cá suối…
Du lịch Phú Quốc đến với vườn quốc gia này, khách tour Phú Quốc sẽ ngỡ như mình vừa lạc vào một khu vườn quốc gia đồ sộ nào đó của Châu âu. Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú, đa dạng. Lạc trong vườn, khách du lịch Phú Quốc sẽ được lạc trên một thảm thực vật rừng thường xanh nhấp nhô những đồi núi với vô số các loài cây đại mộc, phong lan, các loài thảo dược quý…xen lẩn trong từng ngọn cây là những bờ thác, bờ suối nước trong veo, tạo cho khách du lịch Phú Quốc một không gian nghỉ mệt tuyệt vời.
Du lịch rừng Quốc gia Phú Quốc
Nổi bậc trong vườn quốc gia này là con Suối Tranh, con suối như tô điểm cho khu vườn một màu trắng thiên thanh, xung quanh đó gồm nhiều những con suối đẹp như thơ khác như suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn…ngày đêm chảy không biết mòn mỏi. Bên cạnh đó, một hệ động vật ở đây cũng rất đáng để chiêm ngưỡng, bao gồm: 30 loài thú, 200 loài chim, 50 loài bò sát…và có không ít các lìa được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và IUCN.
Và du khách đi tour du lịch Phú Quốc đến với vườn quốc gia Phú Quốc cũng không nên bỏ qua phần biển của nơi này, biển trong vườn quốc gia Phú Quốc rất đa dạng với các rạn san hô có nhiều kiểu hình dáng, kích cỡ khác nhau, khoe đủ màu sắc rực rỡ trong một vùng nước biển xanh biếc. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với vô số các loài cá như: cá mú, cá bướm…, trong đó, có một số loài rất quí hiếm.
Đến với vườn quốc gia Phú Quốc trong tour du lịch Phú Quốc lần này, du khách sẽ tha hồ được chiêm ngưỡng một không gian du lịch mát mẻ, một không khí du lịch trong lành, và du khách du lịch Phú Quốc sẽ tha hồ được câu cá, chơi trò chơi, ăn uống trong khuôn viên của vườn, đây có thể coi như một chuyến du lịch cắm trại tuyệt vời của du khách.
Công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc
1/ Công tác nghiên cứu và bảo tồn:
Vườn Quốc gia Phú Quốc đã xây dựng 400 bộ tiêu bản thực vật rừng và cùng với Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, tổ chức Wildlife At Risk (WAR) điều tra các loài động, thực vật; phong lan; bò sát, ếch nhái, Dơi, Chuồn chuồn, linh trưởng, thú nhỏ và các loài cá nước ngọt…ngoài ra còn có một số hoạt động trồng rừng cây đặc hữu như: Hoàng Đàn giả (Dacrydium elatum) Trai (Fagraea cochinchinensis) Dó bầu (Aquilaria crassna) và làm giàu rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, giao khoán bảo vệ rừng…
Ngoài ra còn có công trình chăm sóc bảo dưỡng rừng giống cây họ dầu (Dipterocarpaceae) nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật cho đảo.
2/ Tiềm năng phát triển
Vườn Quốc gia Phú Quốc có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch sinh thái sắp tới như leo núi, tham quan các sinh cảnh rừng…Ngoài ra còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập và giáo dục môi trường.
3/Các mối đe dọa đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật rừng ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc: Các hoạt động của người dân gây ảnh hưởng, đe dọa đến tài nguyên rừng như:
– Đốt đồng cỏ.
– Phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
– Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã.
– Chăn thả gia súc vào rừng.
– Khai phá, chặt phá cây rừng.
– Khai thác lâm sản trái phép.
Khu bảo tồn Cóc Đỏ – Rừng Quốc gia Phú Quốc
4/ Biện pháp bảo vệ
Rừng Phú Quốc nói chung, Vườn Quốc gia Phú Quốc nói riêngđược thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên dồi dào và rất phong phú. Đây là một tài sản vô cùng quý giá mà ít nơi nào có được.
Vườn Quốc gia Phú Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Huyện, là nhân tố quyết định đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên đảo. Đồng thời cũng là điểm nhấn trong phát triển du lịch sinh thái bền vững theo quyết định 178 của Thủ tướng chính phủ.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Phú Quốc có được. Mọi người, mọi nhà đều phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã như:
– Không khai thác, chặt phá cây bừa bãi;
– Không bao chiếm, lấn chiếm rừng làm nương rẫy;
– Không đốt rừng, đốt đồng cỏ để cháy lan gây thiệt hại đến tài nguyên rừng;
– Không săn bắn, bẫy bắt, mua bán động vật hoang dã;
– Không khai thác khoáng sản trái phép.
Và những hoạt động khác của con người làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật rừng.
RỪNG QUỐC GIA PHÚ QUỐC | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|